Cổ phiếu quỹ là gì? Khi nào doanh nghiệp nên mua bán cổ phiếu quỹ?

Cổ phiếu quỹ là gì? Khi nào doanh nghiệp nên mua bán cổ phiếu quỹ?

Hiện nay, bên cạnh cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu thưởng,…thì cổ phiếu quỹ là một trong những hình thức đầu tư được sử dụng phổ biến trong giao dịch và mua bán trên thị trường tài chính. Vậy cổ phiếu quỹ là gì? Quy định mua bán cổ phiếu quỹ như thế nào? Cùng Thomasday tìm hiểu tất tần tật về cổ phiếu quỹ qua bài viết dưới đây nhé!

Cổ phiếu quỹ là gì? 

Cổ phiếu quỹ hay cổ phiếu ngân quỹ là loại cổ phiếu được công ty cổ phần đại chúng phát hành, sau đó được công ty mua lại và nắm giữ như các nhà đầu tư khác bằng chính nguồn vốn của mình. 

Cổ phiếu quỹ là gì? 

Mua cổ phiếu quỹ có làm giảm vốn điều lệ?

Việc công ty mua cổ phiếu quỹ sẽ làm giảm nguồn vốn chủ sở hữu hay giá trị sổ sách của công ty một lượng bằng giá trị cổ phiếu công ty đã mua vào. Khi công ty thực hiện bán ra số CPQ, giá trị sổ sách của công ty sẽ tăng lên. Và sự chênh lệch giữa hai khoản này được ghi vào thặng dư vốn cổ phần của công ty.

Đặc điểm của cổ phiếu quỹ

Vì cổ phiếu quỹ là cổ phiếu của công ty nên cổ phiếu quỹ là cổ phiếu chung của tất cả các cổ đông, tương ứng với mức % nhà đầu tư nắm giữ. 

Đặc điểm của cổ phiếu quỹ

Theo đó, cổ phiếu quỹ có những đặc điểm sau đây: 

  • Cổ phiếu quỹ làm giảm sự lưu hành của cổ phiếu công ty trên thị trường chứng khoán.
  • Cổ phiếu quỹ không có quyền biểu quyết, không được trả cổ tức và cũng không có quyền mua cổ phiếu mới.
  • Số cổ phiếu quỹ mà các công ty có thể nắm giữ bị hạn chế theo quy định của pháp luật. 
  • Không được trả cổ tức bằng tiền
  • Không được thưởng/trả cổ tức bằng cổ phiếu
  • Không có quyền biểu quyết các vấn đề công ty
  • Không có quyền mua cổ phiếu mới/ hay cổ phiếu ưu đãi
  • Không được tính vào thu nhập trên cổ phiếu (EPS)
  • Không được nhận phần vốn khi thanh lý công ty
  • Tổng số cổ phiếu quỹ không được phép vượt quá tỷ lệ vốn hóa
  • Khi công ty mua cổ phiếu quỹ xong, có thể tiến hành hủy cổ phiếu quỹ, hoặc có thể giữ lại và bán ra lại thị trường khi cần vốn.

Doanh nghiệp mua bán cổ phiếu quỹ có tác dụng gì?

Doanh nghiệp mua bán cổ phiếu quỹ có tác dụng gì?

Đặc điểm của cổ phiếu quỹ là không được trả cổ tức cũng không có quyền biểu quyết hay quyền mua cổ phiếu mới thế nhưng các công ty vẫn mua lại cổ phiếu của chính mình. Vậy doanh nghiệp mua bán cổ phiếu quỹ để làm gì? 

  • Để bán lại: Khi giá cổ phiếu giảm, công ty sẽ tận dụng thời cơ mua lại cổ phiếu quỹ, đợi khi thị trường tăng trưởng thì tiến hành bán ra với mục đích ăn mức chênh lệch.
  • Tối ưu khoản đầu tư: Các công ty sẽ mua cổ phiếu quỹ để tối ưu khoản đầu tư và tận dụng nguồn tiền nhàn rỗi được hiệu quả nhất. Lúc này, công ty sẽ tiến hành mua khối lượng cổ phiếu vào thời điểm mà công ty cho rằng giá cổ phiếu có thể tăng mạnh.
  • Đảm bảo lợi ích cho cổ đông: trong một số trường hợp khi giá cổ phiếu giảm, công ty sẽ tiến hành mua cổ phiếu quỹ. Điều này nhằm mục đích làm giảm nguồn cung cổ phiếu. Bởi khi lượng cổ phiếu lưu hành trên thị trường giảm sẽ kích cầu cho nhà đầu tư tham gia, từ đó làm giá cổ phiếu tăng lên và góp phần gia tăng giá trị cổ phiếu cho các cổ đông. 
  • Cải thiện các chỉ số tài chính: khi công ty mua lại các cổ phiếu quỹ số lượng cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường sẽ giảm. Việc này gián tiếp làm tăng các chỉ số tài chính như tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất thu nhập trên cổ phần (EPS)… Những chỉ số này sẽ làm cổ phiếu quỹ của công ty hấp dẫn hơn trong mắt nhà đầu tư cũng như kéo giá cổ phiếu tăng theo.
  • Dùng để thưởng cho nhân viên: Đây là biện pháp thường được các công ty áp dụng để tạo sự gắn bó cũng như khích lệ tinh thần của nhân viên. Việc dùng cổ phiếu quỹ làm cổ phiếu thưởng thông thường phải có nguồn thanh toán từ quỹ khen thưởng phúc lợi.

Hạn chế của cổ phiếu quỹ

Bất cứ thành phần hay yếu tố nào trong lĩnh vực tài chính cũng đều có điểm yếu. Cổ phiếu cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. 

Hạn chế của cổ phiếu quỹ

Làm giảm lượng tiền mặt 

Khi doanh nghiệp thực hiện mua lại cổ phiếu quỹ là nguyên nhân làm cho lượng tiền mặt giảm xuống. Thậm chí, nếu cổ phiếu quỹ bị hủy hoặc giữ nguyên hiện trạng trong thời gian dài còn có thể khiến tình hình tài chính công ty gặp nhiều khó khăn, gây thiếu hụt nguồn vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh khác của doanh nghiệp. 

Làm giảm giá trị doanh nghiệp

Không những làm giảm lượng tiền mặt mà việc công ty tự mua lại cổ phiếu quỹ có khiến cho doanh nghiệp bị giảm đi giá trị cốt lõi. Trong khi đó, giá trị của công ty là một trong những yếu tố đầu tiên quyết định cổ phiếu doanh nghiệp đó cao hay thấp, tăng hay giảm. 

Giao dịch cổ phiếu quỹ như thế nào?

Các công ty phải thực hiện niêm yết cổ phiếu quỹ trên Sở giao dịch chứng khoán, vì vậy nhà đầu tư khi thực hiện mua/bán cổ phiếu sẽ phải tuân theo quy định của Sở. 

Trường hợp khi công ty đại chúng có cổ phiếu nhưng chưa niêm yết giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán thì sẽ phải thông qua một bên trung gian thứ 3 khi mua lại cổ phiếu của mình. Công ty trung gian này sẽ là một công ty chứng khoán được chỉ định.

Trong quá trình mua bán, cổ phiếu sẽ được xác định theo phương thức khớp lệnh, trong đó nguyên tắc xác định giá mua bán cổ phiếu quỹ như sau:

  • Giá đặt mua ≤ Giá tham chiếu + (Giá tham chiếu nhân 50% Biên độ dao động giá cổ phiếu)
  • Giá đặt bán ≥ Giá tham chiếu – (Giá tham chiếu nhân 50% Biên độ dao động giá cổ phiếu)

Các công ty sẽ đăng ký giao dịch cổ phiếu theo ngày và theo phương thức khớp lệnh. Lệnh giao dịch sẽ phải đạt tối tối thiểu 3% và tối đa 10% tổng khối lượng cổ phiếu giao dịch đã được đăng ký. 

Quy định mua bán cổ phiếu quỹ

Theo Điều 8 Thông tư 120/2020/TT-BTC, các công ty đại chúng có quyền mua lại cổ phiếu của chính mình. Tuy nhiên, các công ty phải đảm bảo tuân thủ các quy định sau: 

  • Không được mua vượt quá 30% tổng số cổ phần phổ thông đã được bán.
  • Hội đồng quản trị có quyền mua lại nhưng không được cao hơn 10% tổng số cổ phần đã chào bán của từng loại trong vòng 12 tháng. 
  • Hội đồng quản trị có thể tự quyết định giá cổ phần mua lại, nhưng giá mua không được cao hơn giá thị trường tại thời điểm đó.
  • Khi công ty mua lại cổ phần của các cổ đông phải có được sự đồng ý của tất cả các cổ đông trong thời hạn 30 ngày. Đối với các cổ đông muốn bán lại cổ phần phải thực hiện gửi lời chào bán bằng phương thức đảm bảo trong thời hạn 30 ngày. 

Điều kiện mua lại cổ phiếu quỹ 

  • Trước khi mua lại cổ phiếu quỹ, doanh nghiệp cần có đủ nguồn vốn tài chính cần thiết để có thể mua lại cổ phiếu. Nguồn vốn được xác định dựa vào báo cáo tài chính đã được kiểm toán theo quy định. 
  • Khi công ty đại chúng là công ty mẹ muốn mua lại cổ phiếu quỹ thì doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn thặng dư vốn cổ phần hay quỹ đầu tư phát triển hoặc loại quỹ khác để mua lại cổ phiếu. Tương tự, nguồn vốn này cũng được xác định dựa vào báo cáo tài chính đã được kiểm toán. 
  • Với trường hợp công ty mẹ muốn mua lại cổ phiếu  sau thuế chưa phân phối thì nguồn vốn này không được lớn hơn mức lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đó.
  • Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần phải có phương án mua lại cụ thể nhằm nêu rõ thời gian thực hiện và nguyên tắc xác định giá. 

Điều kiện bán cổ phiếu quỹ

Thứ nhất, về thời gian phát hành cổ phiếu quỹ. Theo quy định, các công ty cổ phiếu chỉ được phép bán cổ phiếu quỹ sau 6 tháng kể từ ngày kết thúc đợt mua lại gần nhất.

Trong một số trường hợp ngoại lệ công ty có thể thực hiện bán sớm hơn:

  • Bán làm cổ phiếu thưởng cho nhân viên công ty có thể bán sớm hơn thời hạn quy định. 
  • Công ty chứng khoán cũng có thể bán trước thời hạn 6 tháng nếu công ty mua lại cổ phiếu để sửa chữa các lỗi giao dịch.

Ngoài ra, việc bán cổ phiếu quỹ phải được sự quyết định, đồng ý bởi hội đồng quản trị. Đồng thời, công ty cần có một công ty chứng khoán được chỉ định trước để thực hiện các giao dịch. Việc ra quyết định bán cổ phiếu phải thật chi tiết, cụ thể như có thời gian thực hiện rõ ràng, nguyên tắc xác định giá cổ phiếu,…

Lời kết 

Có thể thấy rằng, các hoạt động phát hành và mua lại cổ phiếu quỹ là một phương pháp đầu tư mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, để làm tốt điều đó và có được lợi nhuận tốt nhất, doanh nghiệp cần có một kế hoạch rõ ràng và cụ thể. Hy vọng qua bài viết, Thomasday đã giúp bạn hiểu hơn về cổ phiếu quỹ cũng như các vấn đề liên quan đến thuật ngữ này. Nếu thấy bài viết bổ ích, đừng ngần ngại chia sẻ cho bạn bè cùng biết nhé. Chúc các bạn thành công!