Cổ phiếu ưu đãi là gì? Sự khác nhau giữa cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu thường

Cổ phiếu ưu đãi là gì? Sự khác nhau giữa cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu thường

Cổ phiếu ưu đãi là một loại chứng khoán vốn do công ty cổ phần phát hành, người nắm giữ cổ phiếu sẽ được hưởng nhiều ưu đãi hơn so với cổ đông thường. Để hiểu rõ hơn về loại cổ phiếu này và những lợi ích mà cổ phiếu ưu đãi mang lại, trong bài viết dưới đây Thomasday sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin cơ bản nhất về cổ phiếu ưu đãi. Cùng bắt đầu nhé! 

Cổ phiếu ưu đãi là gì?

Cổ phiếu ưu đãi là một loại chứng khoán có những đặc điểm của cổ phiếu phổ thông (cổ phiếu thường) nên khi nhà đầu tư mua cổ phiếu ưu đãi cũng sẽ được xem là cổ đông trong công ty

Đặc biệt,  cổ đông nắm giữ cổ phiếu ưu đãi luôn nhận cổ tức đầu tiên và có các lợi thế nhất định về quyền biểu quyết hay được ưu tiên hơn cổ đông nắm giữ cổ phiếu thường khi thanh lý tài sản trong trường hợp công ty bị phá sản.

Cổ phiếu ưu đãi là gì?

Ví dụ: Một công ty cổ phần có vốn điều lệ là 10 tỷ đồng, mệnh giá cổ phần là 10.000 đồng. Điều lệ công ty quy định: có 20% cổ phiếu ưu đãi biểu quyết (mỗi cổ phiếu có 5 phiếu bầu) dành cho cổ đông sáng lập. Do đó, trong 100 triệu cổ phiếu đang lưu hành, có 20 triệu cổ phiếu ưu đãi biểu quyết và 80 triệu cổ phiếu phổ thông. Người nắm giữ cổ phiếu ưu đãi sẽ được biểu quyết trong các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông. Tuy nhiên, ưu đãi này chỉ tồn tại trong 3 năm đầu.

Công thức tính cổ phiếu ưu đãi

Công thức tính giá cổ phiếu ưu đãi

Để tính giá cổ phiếu ưu đãi, bạn áp dụng công thức sau: 

V = Dp/kp 

Trong đó: 

  • Dp: cổ tức hàng năm của cổ phiếu ưu đãi 
  • kp: tỷ suất chiết khấu thích hợp. 

Ví dụ: Công ty A phát hành cổ phiếu ưu đãi mệnh giá 200$ trả cổ tức 10%. Khi mua cổ phiếu này nhà đầu tư đòi hỏi tỷ suất lợi nhuận 15%.

=> Như vậy, giá cổ phiếu ưu đãi công ty A phát hành là là: V = $10/0,15 = 66.6 $

Công thức tính lợi suất cổ phiếu ưu đãi

Để tính được lợi suất cổ phiếu, trong công thức tính giá trị cổ phiếu ưu đãi ta thay giá thị trường hiện tại là (P0) cho (V), công thức sẽ được tính như sau:

P0 = Dp/kp

Theo đó, ta tìm được lợi suất cổ phiếu ưu đãi là:

kp = Dp/P0

Ví dụ: Giá thị trường hiện tại của cổ phiếu ưu đãi của công ty B có mệnh giá là 200$ trả cổ tức 15% là 192,15$. 

=> Lợi suất đầu tư cổ phiếu ưu đãi là: kp = (200 x 15%)/192,15 = 15.61%.

Các loại cổ phiếu ưu đãi hiện nay

Các loại cổ phiếu ưu đãi hiện nay

Cổ phiếu ưu đãi được chia thành 3 loại chính sau đây: 

Cổ phiếu ưu đãi cổ tức

Là loại cổ phần được trả cổ tức cao hơn so với cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hằng năm. Theo đó, cổ tức cố định không phụ thuộc vào doanh thu hay lợi nhuận của công ty. Mức trả, thưởng cổ tức cố định được ghi rõ trên cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức.  

Đặc điểm chính của cổ phiếu ưu đãi cổ tức: 

  • Cổ đông nắm giữ cổ phiếu ưu đãi cổ tức sẽ được nhận lại phần tài sản tương ứng với số cổ phần tại công ty nếu doanh nghiệp phá sản hoặc không đủ khả năng tài chính chi trả. Sau khi thanh toán các khoản nợ (bao gồm chủ sở hữu trái phiếu) và cổ phiếu ưu đãi sẽ hoàn lại.
  • Cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi cổ tức không có quyền biểu quyết, họp Đại hội cổ đông và đề xuất thành viên vào Hội đồng quản trị hay Ban kiểm soát.

Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại

Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại là một loại cổ phiếu ưu đãi mà công ty hoàn lại vốn góp theo yêu cầu của chủ sở hữu hay theo các điều kiện được ghi trong loại cổ phiếu này. 

Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại có đặc điểm tương tự cổ phiếu ưu đãi cổ tức. Điểm nổi bật nhất của cổ phiếu ưu đãi hoàn lại là thành viên không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông hay đề cử người vào Hội đồng quản trị hay Ban kiểm soát.

Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết 

Là một dạng cổ phần phổ thông mà người sở hữu được quyền ưu tiên biểu quyết với số phiếu cao hơn cổ phiếu phổ thông, số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do điều lệ công ty quy định.

Với phương thức cổ phiếu này, những cổ đông có cổ phiếu ưu đãi biểu quyết lại không được chuyển nhượng cổ phần cho người khác.

Lưu ý: Chỉ có cổ đông sáng lập và tổ chức được Chính phủ ủy quyền mới được quyền sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết. Trong đó, các cổ đông sáng lập sở hữu loại cổ phiếu này chỉ có hiệu lực ưu đãi trong vòng 3 năm kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau 3 năm, cổ phiếu ưu đãi biểu quyết của các cổ đông sáng lập sẽ chuyển thành cổ phiếu phổ thông.

Bên cạnh 3 loại cổ phiếu chính đã kể ở trên do pháp luật quy định thì còn có thêm cổ phiếu ưu đãi do điều lệ công ty quy định. Loại cổ phiếu này sẽ tùy thuộc vào tính chất hoạt động của công ty và do các điều lệ của công ty quy định. Qua đó đem lại các quyền hạn ưu đãi riêng đến với các cổ đông.

Sự khác nhau giữa cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu thường (cổ phiếu phổ thông)

Nhìn chung, cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu thường đều là các loại chứng khoán vốn, được phát hành bởi công ty cổ phần thông qua Ủy ban chứng khoán Nhà nước và cơ quan tài chính. Tuy nhiên, trên thực tế 2 loại cổ phiếu này lại có sự khác nhau, cụ thể được thể hiện qua bảng dưới đây: 

Yếu tốCổ phiếu ưu đãiCổ phiếu thường
Định nghĩaloại cổ phiếu mà người sở hữu được hưởng một số ưu đãi. Cổ phiếu ưu đãi có tính chất giống cổ phiếu phổ thông. loại cổ phiếu phổ biến, được phát hành rộng rãi trong các loại cổ phiếu của một công ty cổ phần. 
Ưu đãi cho chủ sở hữu Nhận được nhiều ưu đãi khác nhau dựa theo tính chất từng cổ phiếu.Không có
Cổ tức Được quyền tham gia quản lý công tác trong công ty.Không có
Quyền tham gia quản lý Không có quyền tham gia quản lý. Có quyền tham gia công tác quản lý trong công ty.
Quyền biểu quyếtChỉ có cổ phiếu ưu đãi biểu quyết được tham gia, số lượng phiếu trên một cổ sẽ được quy định theo điều lệ công ty.Có quyền biểu quyết với quy định một cổ một phiếu.
Số lượng cổ phiếuÍt Nhiều

Lợi ích của cổ phiếu ưu đãi

Lợi ích của cổ phiếu ưu đãi

Đối với Nhà đầu tư

  • Cổ đông nắm giữ cổ phiếu ưu đãi được xem là cổ đông ưu đãi của công ty, được hưởng cổ tức ổn định và cao hơn so với các cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông. 
  • Được quyền nhận lại vốn góp trước các cổ đông thường nếu công ty phá sản hay giải thể tổ chức.
  • Có quyền biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
  • Cổ phiếu ưu đãi có thể linh hoạt chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông nên nhà đầu tư có thể tự do chuyển nhượng, kiếm lời từ việc mua bán cổ phiếu.

Đối với các công ty cổ phần

  • Phát hành cổ phiếu ưu đãi giúp công ty có thể thu hút và huy động thêm nguồn vốn mới. 
  • Công ty có thể mua lại số cổ phần ưu đãi nếu chi phí vốn sử dụng để chi trả các quyền lợi của người sở hữu cổ phiếu này đang cao.

Rủi ro của cổ phiếu ưu đãi

Đối với nhà đầu tư

  • Dù có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông nhưng cổ phiếu ưu đãi không được tự do chuyển nhượng như cổ phiếu thường. Vì vậy, nhà đầu tư sẽ hạn chế trong việc kiếm lợi nhuận nếu giá cổ phiếu trên thị trường tăng. 
  • Cổ đông nắm giữ cổ phiếu ưu đãi cổ tức hay cổ phiếu ưu đãi hoàn lại sẽ không được quyền biểu quyết các vấn đề của công ty. 
  • Việc phát hành thêm cổ phiếu ưu đãi cũng gây pha loãng cổ phiếu và ảnh hưởng tới lợi ích của cổ đông.

Đối với công ty cổ phần

  • Gia tăng chi phí của doanh nghiệp khi phát hành thêm cổ phiếu ưu đãi.
  • Doanh nghiệp phải có trách nhiệm hoàn lại vốn cho cổ đông ưu đãi nếu doanh nghiệp không may giải thể hoặc phá sản.

Lời kết 

Chứng khoán đang là xu hướng đầu tư ngày càng phát triển trên thị trường thế giới lẫn Việt Nam. Nên việc hiểu rõ các thuật ngữ tài chính như cổ phiếu ưu đãi luôn là một thế mạnh, giúp dễ dàng lựa chọn loại cổ phiếu phù hợp với khả năng và kế hoạch  của nhà đầu tư nhất. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về cổ phiếu ưu đãi hay các kiến thức tài chính, hãy liên hệ ngay với Thomasday để được giải đáp bạn nhé. Chúc các bạn thành công!