NPV là gì? Công thức, ý nghĩa, ưu nhược điểm trong việc đánh giá dự án đầu tư

NPV là gì? Công thức, ý nghĩa, ưu nhược điểm trong việc đánh giá dự án đầu tư

Để triển khai bất kỳ một dự án nào, bước đầu tiên nhà đầu tư cần làm là đánh giá mức độ khả thi của dự án đó. NPV là một trong các chỉ số quan trọng giúp nhà đầu tư cân nhắc đưa ra quyết định có nên rót vốn đầu tư vào một dự án hay không. Vậy NPV là gì? Ưu nhược điểm của chỉ số NPV như thế nào? Theo dõi bài viết dưới đâycủa Thomasday để hiểu rõ hơn về chỉ số NPV nhé.

NPV là gì?

NPV (Net present value) hay Giá trị hiện tại ròng là chỉ số dùng để đánh giá giá trị của toàn bộ dòng tiền trong tương lai của một dự án được chiết khấu về thời điểm hiện tại.

NPV là gì?

NPV thường được sử dụng phổ biến trong việc phân bổ nguồn vốn, tính toán lợi nhuận thu về từ một dự án hay khoản đầu tư cũng như phân tích khả năng sinh lời của dự án đó. 

Công thức tính NPV

Để tính NPV, mỗi dòng tiền phải được quy về một thời điểm nhất định. Từ đó, ta có công thức tính NPV tại một thời điểm như sau:

Công thức tính NPV

Trong đó:

  • i: tỷ lệ chiết khấu
  • t: thời gian thực hiện dự án (thường là năm)

Trong trường hợp dòng tiền ròng khác nhau giữa các thời kỳ, bạn áp dụng công thức tính như sau: 

Công thức tính NPV

Trong đó:

Rt: dòng tiền của dự án tại thời điểm t

i: tỷ lệ chiết khấu dòng tiền

Co: Chi phí đầu tư ban đầu thực hiện dự án

t: thời gian được tính (thường là năm)

n: thời gian thực hiện dự án

Ví dụ: Một công ty sản xuất thiết bị điện tử có kế hoạch thực hiện một dự án đầu tư mới với:

  • Thời gian ước tính: là 4 năm.
  • Tỷ lệ chiết khấu: 10% (0,1). 
  • Vốn đầu tư ban đầu: 200.000 USD
  • Công ty dự tính nhận được:
Năm 1Năm 2Năm 3Năm 4
120.000110.000100.00090.000

Như vậy, ta có NPV được tính như sau:

NPV = [120.000/ (1 + 0.1)1 + 110.000/ (1 + 0.1)2 + 100.000/ (1 + 0.1)3 + 90.000/ (1 + 0.1)4] – 200.000 

NPV = 336.601 – 200.000 = 136.601 (USD)

=> Vậy giá trị hiện tại ròng (NPV) là 136.601 USD.

Ý nghĩa của NPV

Ý nghĩa của NPV

Chỉ số NPV có thể tồn tại dưới dạng giá trị dương hoặc âm, thậm chí bằng 0. Tương ứng với các giá trị đó, chỉ số NPV thể hiện các ý nghĩa riêng biệt: 

  • NPV > 0: cho thấy lợi nhuận của dự án hay khoản đầu tư của doanh nghiệp đang cao hơn so với chi phí bỏ ra ban đầu. Từ đó cho thấy, đây là dự án có hiệu quả, nhà đầu tư có thể tiến hành thực hiện. 
  • NPV < 0: thể hiện tỷ suất lợi nhuận mà dự án mang lại nhỏ hơn so với tỷ lệ chiết khấu. Điều đó không đồng nghĩa với việc dự án thua lỗ bởi dự án cũng có thể tạo ra thu nhập ròng hay lợi nhuận kế toán. Tuy nhiên, do giá trị hiện tại ròng nhỏ thua 0 hay tỷ suất lợi nhuận tạo ra nhỏ hơn tỷ lệ chiết khấu nên vẫn được coi là không có giá trị. Vì thế, nhà đầu tư nên cân nhắc trước khi đầu tư vào những dự án như vậy. 
  • NPV = 0: dự án hòa vốn, dự án hay khoản đầu tư không có lãi nhưng cũng không lỗ.

Như vậy, dựa vào ý nghĩa của chỉ số NPV, các nhà đầu tư dễ dàng cân nhắc, quyết định lựa chọn rót vốn vào một dự án cụ thể nào đó. Chỉ số NPV càng cao chứng tỏ dự án càng có nhiều lợi nhuận. 

Ưu điểm của chỉ số NPV

  • Dễ sử dụng 

Chỉ số NPV là phương pháp giúp nhà đầu tư xác định giá trị cốt lõi của một dự án đầu tư tiềm năng. Vì thế, NPV xác định giá trị hiện tại của khoản đầu tư nên cách tính rất dễ dàng với hầu hết mọi đối tượng. 

  • Dễ so sánh 

Cũng qua chỉ số NPV nhà đầu tư có thể dễ dàng so sánh sự khác nhau giữa các dự án. Bởi như đã nói ở trên, bản chất của chỉ số NPV là đem khoản tiền lãi/lỗ của dự án về thời điểm hiện tại để đánh giá tính khả thi của dự án. Khi đó, nhà đầu tư sẽ lựa chọn các dự án có chỉ số NPV lớn nhất để rót vốn. 

Nếu tất cả các dự án đều có kết quả chỉ số NPV âm thì dĩ nhiên nhà đầu tư chỉ nên bảo toàn số vốn của mình. 

  • Dễ dàng tùy chỉnh 

Khi nói đến chỉ số NPV thì không thể bỏ qua ưu điểm tùy chỉnh này của nó. Theo đó, để tính toán và cân đối phù hợp với nhu cầu tài chính của từng nhà đầu tư, bạn có thể tùy chỉnh chỉ số NPV. Giả sử trong trường hợp dự án có thêm rủi ro, bạn có thể điều chỉnh tỷ lệ chiết khấu để dễ dàng so sánh và đánh giá hơn. 

Nhược điểm của chỉ số NPV

Nhược điểm của chỉ số NPV

Khi phân tích đánh giá dự án, bên cạnh những ưu điểm nhà đầu tư cũng cần quan tâm đến các hạn chế còn tồn đọng của chỉ số NPV, trong đó có thể kể đến như:

  • Khó ước tính chính xác

Theo công thức NPV nhà đầu tư cần phải nắm được chính xác các chỉ số như:

  • Tỷ lệ chiết khấu của từng dòng tiền.
  • Thời điểm tính toán dòng tiền.

Tuy nhiên, những số liệu thông tin này rất khó để xác định. Vì vậy, mà tính chính xác của chỉ số NPV sẽ không còn cao.

  • Không tính đến chi phí cơ hội

Việc tính toán NPV giúp các nhà đầu tư có thể đánh giá, so sánh các dự án tại cùng một thời điểm, tuy nhiên, chỉ số lại không tính đến chi phí cơ hội của khoản đầu tư đó. Chi phí cơ hội được hiểu là việc dùng vốn để đầu tư cho các dự án có tiềm năng sinh lời tốt hơn 

Vì vậy, việc tính toán NPV dương cao nhất ở thời điểm hiện tại và lựa chọn sẽ không phản ánh được chính xác vì công thức tính đã bỏ qua chi phí cơ hội của khoản đầu tư đó.

  • Không phản ánh được bức tranh tổng thể của dự án

NPV không phản ánh được bức tranh tổng thể về lợi ích hay rủi ro khi thực hiện một dự án cụ thể. Vì vậy, nhà đầu tư nên xem xét nhiều chỉ số khác cùng với NPV như tỷ lệ hoàn vốn nội bộ IRR để có kết quả chính xác từ chỉ số NPV.

Mối quan hệ giữa NPV và IRR là gì?

Nhà đầu tư thường sử dụng đồng thời NPV và IRR để đo lường tính khả thi của dự án. Sử dụng 2 chỉ số tính toán giúp đưa ra các quyết định đầu tư chính xác hơn. IRR là tỷ lệ chiết khấu hoặc lãi suất cần thiết để dự án hòa vốn với số vốn đầu tư ban đầu.

Theo định nghĩa, IRR chính là nghiệm trong phương trình NPV= 0, tức là nếu muốn tìm IRR, ta chỉ cần giải phương trình NPV = 0.

Từ đây, ta có thể thấy rõ mối quan hệ giữa 2 chỉ số NPV và IRR, cụ thể: 

  • Phương trình vô nghiệm: không tồn tại IRR. Đồng nghĩa với việc không có mối liên hệ giữa NPV và IRR. Phương pháp hoàn toàn không sử dụng được. 
  • Phương trình có nhiều nghiệm: có nhiều IRR. Khi không biết sử dụng nghiệm IRR nào để làm chuẩn thì NPV luôn chỉ cho 1 giá trị. Lúc này, bạn sẽ lấy giá trị IRR cao hơn tỷ lệ chiết khấu.
  • Chỉ số IRR được coi là hợp lệ để đánh giá một dự án khi được so sánh với tỷ lệ chiết khấu. Theo đó, nếu IRR cao hơn tỷ lệ chiết khấu thì dự án khả thi và ngược lại. Trong trường hợp không xác định được tỷ lệ chiết khấu hay không thể áp dụng cho một dự án cụ thể do bất cứ nguyên nhân nào thì IRR có giá trị giới hạn. Với những tình huống như vậy, phương pháp NPV sẽ được xem là ưu việt hơn IRR. Bởi lợi thế của NPV là có thể sử dụng các tỷ lệ chiết khấu khác nhau mà không dẫn đến sai lệch. Hơn nữa nếu NPV của một dự án lớn hơn 0, thì dự án đó được đánh giá là có giá trị tài chính mà không cần phải so sánh với các chỉ số nào khác.

Nhìn chung, IRR thể hiện tỷ lệ phần trăm (%) nên giúp nhà đầu tư có được cái nhìn cụ thể hơn trong khi NPV thể hiện bằng tiền nên sẽ gây khó khăn hơn. Vì vậy, người ta thường kết hợp cả 2 chỉ số để tính toán và đánh giá mức độ khả quan của một dự án.

Lời kết 

NPV là một trong những công cụ quan trọng để nhà đầu tư đánh giá tiềm năng của một dự án. Nắm được tường tận cách tính chỉ số NPV giúp bạn tự tin hơn trong việc tiến hành đầu tư một dự án. Tuy nhiên, để có được những cái nhìn chính xác nhất, bạn nên kết hợp thêm chỉ số khác như IRR trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Chúc các bạn thành công!